Site icon Sao Tử Vi

Tai nạn giao thông là gì? Nguyên nhân và trình tự giải quyết?

Tai nạn giao thông là một vấn đề đáng báo động hiện nay, bởi lẽ tình trạng người tham gia giao thông có ý thức và văn hoá giao thông vẫn còn phổ biến. Vậy tai nạn giao thông là gì? Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông? Cùng bài viết tìm hiểu dưới đây.

1. Tai nạn giao thông là gì?

Nhiều người nghe đến tai nạn giao thông đều hiểu đây là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn của người điều khiển các phương tiện giao thông khi đang tham gia giao thông. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông thì rất nhiều mà chắc hẳn ai cũng biết mà hậu quả để lại thì không thể lường trước được. Tai nạn giao thông chủ yếu tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới là loại hình tai nạn giao thông đường bộ.

Tình trạng tai nạn giao thông tại Việt Nam diễn ra thường xuyên và số lượng tử vong do tai nạn giao thông ở nước ta chiếm tỷ lệ cao hằng năm. Cụ thể chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2016, cả nước xảy ra 4.985 vụ tai nạn giao thông cướp đi tính mạng của 2.193 người và làm 4.522 người bị thương.

Ngoài những thiệt hại về người, thiệt hại về kinh tế bởi tai nạn giao thông cũng không hề nhỏ. Chi phí chữa trị cho người gặp tai nạn, chi phí mai táng, thiệt hại về phương tiện, cơ sở hạ tầng…Tai nạn giao thông gây bệnh tâm lý với người gặp tai nạn, người thân của họ cũng như rất nhiều người dân cùng tham gia giao thông.

2. Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:

Nguyên nhân để dẫn đến tài nạn giao thông hiện nay có rất nhiều. Nhưng dù xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì đều mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và tài sản và tính mạng con người. Cụ thể có một số nguyên nhân phổ biến sau đây:

Ngoài ra cũng có nguyên nhân do ảnh hưởng của thời tiết, mưa bão, lũ lụt…

3. Quy trình giải quyết tai nạn giao thông tại Việt Nam:

Khi tai nạn giao thông xảy ra, trình tự giải quyết tai nạn giao thông được thực hiện như sau:

3.1. Tiếp nhận tin báo và xử lý tin báo:

Một, tiếp nhận tin báo                       

Các đơn vị Cảnh sát giao thông có trách nhiệm tiếp nhận tin báo:

Hai, xử lý tin báo

Lãnh đạo trực chỉ huy sau khi tiếp nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông thì tiến hành cử cán bộ có thẩm quyền đến ngay hiện trường vụ án

Trường hợp vụ tai nạn giao thông có tình tiết phức tạp làm từ 03 người chết trở lên; gây ùn tắc giao thông kéo dài liên tuyến, liên địa bàn, liên tỉnh; gây thảm họa hoặc cần thiết phải có sự phối hợp cứu nạn, cứu hộ, điều tiết, giải tỏa ùn tắc giao thông của Công an nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3.2. Khám nghiệm hiện trường:

Một, những việc làm trước khi khám nghiệm hiện trường:

Hai, tiến hành khám nghiệm

Ba, tạm giữ, xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tạm giữ người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ liên quan đến vụ tai nạn giao thông để điều tra, xác minh theo thủ tục hành chính;

Bốn, khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông;

3.3. Ghi lời khai:

Một, ghi lời khai của những người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông

Biên bản ghi lời khai của người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 10/TNĐB ban hành theo Thông tư này, phải ghi rõ thời gian (giờ, ngày, tháng, năm), địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp, giấy phép lái xe, nhân thân của người điều khiển phương tiện; thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, mật độ giao thông; vị trí của phương tiện giao thông trên mặt đường, hướng chuyển động, tốc độ, các thao tác kỹ thuật; tình trạng sức khỏe, nhận biết của người điều khiển phương tiện giao thông trước khi vụ tai nạn xảy ra và việc xử lý của họ như thế nào trước, trong và sau khi vụ tai nạn xảy ra.

Hai, ghi lời khai của những người bị nạn và người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông

Ba, ghi lời khai của những người làm chứng

Thứ sáu, một số hoạt động khác để thu thập tài liệu liên quan đến vụ tai nạn giao thông như: Xem xét dấu vết trên thân thể người bị nạn; Xác định chỉ tiêu kỹ thuật cầu, đường liên quan đến vụ tai nạn giao thông; Kiểm tra, xác minh phương tiện, người điều khiển phương tiện; hành khách, hàng hóa vận chuyển và các giấy tờ có liên quan; Dựng lại hiện trường,…

Thứ bảy, giám định chuyên môn;

Thứ tám, xem xét kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

Exit mobile version