Site icon Sao Tử Vi

Đóng dấu giáp lai thì đóng dấu bên trái hay bên phải?

Dấu giáp lai là con dấu đóng vào lề phải của tài liệu gồm hai tờ trở lên để tất cả các tờ có thông tin về con dấu đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn thay đổi nội dung, tài liệu sai lệch.

1. Đóng dấu giáp lai thì đóng dấu bên trái hay bên phải?

Dấu giáp lai được thực hiện khá phổ biến trong các giao dịch, văn bản và giấy tờ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ quy định về dấu giáp lai và cách đóng dấu giáp lai sau cho chuẩn nhất. Hiện nay, hoạt động đóng dấu giáp lai là một hoạt động quan trọng của công tác văn thư. Theo đó, quá trình đóng dấu giáp lai hướng tới mục tiêu đảm bảo tính xác thực, bảo toàn nguyên vẹn giấy tờ, tài liệu, ngăn chặn hành vi thay đổi nội dung văn bản hoặc làm giả các loại văn bản.

Quá trình đóng dấu giáp lai cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo Điều 33 của Nghị định 30/2020/NĐ-CP công tác văn thư, có quy định về vấn đề sử dụng con dấu và thiết bị lưu khóa bí mật. Theo đó:

 Về vấn đề sử dụng con dấu, cần phải tuân thủ theo các quy định như sau:

Theo đó, điều luật nêu trên quy định về cách đóng dấu giáp lai vào văn bản. Hiện nay, pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể về vấn đề đóng dấu giáp lai đối với ảnh, tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện thủ tục đóng dấu giáp lai ảnh cũng sẽ được thực hiện giống như cách đóng dấu giáp lai vào văn bản. Theo đó:

Như vậy, đóng dấu giáp lai cần phải đóng vào bên phía tay phải (mép phải đối với văn bản, và bên phải phía dưới đối với ảnh) theo quy định của pháp luật.

2. Các loại văn bản nào phải đóng dấu giáp lai?

Đóng dấu giáp lai có vai trò vô cùng quan trọng. Dấu giáp lai nhằm mục đích:

Tuy nhiên hiện nay, chưa có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào liệt kê các loại văn bản nào cần phải được đóng dấu giáp lai. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 33 của Nghị định 30/2020/NĐ-CP công tác văn thư, có quy định về vấn đề đóng dấu giáp lai như sau: Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu treo, đóng dấu nổi trên các loại giấy tờ, văn bản giấy sẽ do người đứng đầu cơ quan, người đứng đầu tổ chức quy định cụ thể.

Như vậy, việc đóng dấu giáp lai trên các văn bản nào sẽ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định cụ thể. Hay nói cách khác, việc quy định về các loại văn bản nào cần phải được đóng dấu giáp lai sẽ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định cụ thể.

Ví dụ như: Tổng cục hải quan là cơ quan quy định cụ thể về các loại văn bản cần phải đóng dấu giáp lai bao gồm:

3. Chủ thể nào có thẩm quyền quản lý con dấu của cơ quan, tổ chức?

Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Nghị định 30/2020/NĐ-CP công tác văn thư, có quy định về vấn đề quản lý con dấu và trang thiết bị lưu khóa bí mật. Theo đó:

Như vậy, người đứng đầu cơ quan là người có thẩm quyền giao cho Văn thư quản lý con dấu, sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật. Văn thư cơ quan khi tiếp nhận con dấu cần phải có trách nhiệm:

Exit mobile version