Site icon Sao Tử Vi

UNDP là gì? Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP)

Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức vì mục đích phi lợi nhuận và lợi nhuận được thành lập và thu hút được sự quan tâm của các quốc giá trên toàn thế giới. UNDP (United Nations) là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh? Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP)?

1. UNDP là gì?

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (viết tắt UNDP) Programme là tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc được thành lập năm 1965 tại thành phố New York trên cơ sở hợp nhất hai cơ quan của Liên hợp quốc là Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật mở rộng (EPTA) và Quỹ Đặc biệt của Liên hợp quốc.

Theo đó, vì xuất phát từ thành viên của Liên hợp quốc nên tất cả các thành viên của Liên hợp quốc đều có thể trở thành thành viên của UNDP. Đây là một chương trình quốc tế có vai trò trở thành cơ quan viện trợ kỹ thuật lớn nhất với hai tính chất tiêu biểu là chuyển giao công nghệ và chuẩn bị cho đầu tư hay tiền đầu tư theo từng chu kỳ 5 năm cho chương trinh quốc gia của các nước. Cũng chính vì vậy mà số lượng thành viên của UNDP có mạng lưới toàn cầu với hơn 166 thành viên với nhiệm vụ và mục tiêu chính là tuyên truyền cho sự đổi mới và là cầu nối giữa các quốc gia với nhau để tạo cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm và nguồn lực để giúp người dân xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

UNDP là tên viết tắt dịch sang tiếng anh là United nation development programme

Khái niệm của UNDP được dịch sang tiếng anh như sau:

The United Nations Development Program (UNDP) Program is an organization directly under the United Nations, established in 1965 in New York City on the basis of merging two agencies of the United Nations, the Technical Assistance Program. Extension (EPTA) and the United Nations Special Fund.

Accordingly, because they are members of the United Nations, all members of the United Nations can become members of UNDP. This is an international program that plays the role of becoming the largest technical aid agency with two typical features: technology transfer and preparation for investment or pre-investment in each 5-year cycle for the program. countries of countries. That is why the number of members of UNDP has a global network of more than 166 members with the main mission and goal of promoting innovation and being a bridge between countries to create learning opportunities. practice, exchange experiences and resources to help people build a better life.

2. Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP):

2.1. Về cơ cấu, tổ chức và hoạt động:

UNDP là cơ quan trực thuộc Đại Hội đồng Liên hợp quốc, chịu sự chi phối của Đại hội đồng và ECOSOC. Trong đó, ECOSOC hay còn gọi là Hiến chương Liên hợp quốc có chức năng chính là xác định các nguyên tắc và quy chế hoạt động, thực hiện hợp tác quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc nhân đạo, thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng về vấn đề nhân quyền và quyền tự do của con người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ và ngôn ngữ hoặc tôn giáo. Với 54 thành viên do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu với nhiệm kỳ 03 năm. Đại hội đồng quyết định các vấn đề chính sách lớn, thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy pháp điển hóa pháp luật quốc tế , là cơ quan xây dựng nghị quyết làm cơ sở cho các công ước, vừa là cơ quan có trách nhiệm chính trong giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế thông qua việc thúc đẩy các biện pháp hòa bình giải quyết các xung đột liên quan đến những quốc tế. Đại hội Liên hợp quốc là một trong sáu cơ quan chính của Liên Hợp quốc. Được thành lập bởi các quôc gia thành viên, là cơ quan đại diện duy nhất của Liên hợp quốc có đại diện của tất cả các thành viên. Và theo đó, người đứng đầu UNDP được gọi là Tổng Giám đốc do Tổng Thư ký Liên hợp quốc bổ nhiệm, hiện nay Tổng giám đốc đang giữ nhiệm kỳ chính là Achim Steiner đã giữ nhiệm kỳ từ năm 2017 đến nay.

Cơ quan quyền lực nhất là Hội đồng chấp hành gồm 36 thành viên được trải dài theo nhiều khu vực khác nhau cụ thể tại Châu phi – 8, Châu Á- 7; Trung Âu – 4; Mỹ Latinh và Caribê – 5; Tây Âu, các nước khác – 12 và có nhiệm kỳ 3 năm, trong đó Việt Nam là thành viên Hội đồng chấp hành nhiệm kỳ từ 2000 – 2002, đồng thời trở thành Phó chủ tịch Hội đồng chấp hành năm 2000 và 2001, khằng định được vị thế và giá trị của nước ta trên nền hội nhập, phát triển thế giới. Cơ quan này chức năng xem xét, phê duyệt các chương trình viện trợ cho các nước, khu vực và kiến nghị chính sách và phương hướng hoạt đọng của mình lên ECOSOC.

Chương trình phát triển của Liên hợp quốc UNDP được thành lập vào năm 1965 trên cơ sở hợp nhất 2 cơ quan là Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật Mở rộng gọi tắt là EPTA và Quỹ đặc biệt của Liên hợp quốc. Và có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ. Do đó, tất cả các nước là thành viên của Liên hợp quốc hoặc là thành viên của một trong những tổ chức chuyên môn trong hệ thống Liên hợp quốc hay Cơ quan nguyên tư năng lượng quốc tế đều có thể trở thành thành viên của UNDP trên nguyên tắc tự nguyện.

2.2. Nguồn vốn và cơ cấu viện trợ:

Bởi vì xuất phát từ tổ chức viện trợ phát triển lớn nhất trong hệ thống Liên hợp quốc chính vì vậy vốn của UNDP xuất phát từ các nguồn đóng góp của các nước thành viên và các cá nhân, tổ chức khác.  Và để đảm bảo cho hoạt động của tổ chức thì nguồn viện trợ của UNDP là viện trợ không hoàn lại được thực hiện dưới dạng chương trình quốc gia có thời hạn 5 năm bao gồm hầu hết các lĩnh vực và ngành kinh tế của các quốc gia. Đa số những ngân sách dự kiến viện sự cgo chương trình của các nước nhận viện trợ do hội đồng Chấp hành UNDP thông qua. Trong thời gian qua UNDP là một nhà tài trợ vốn ODA không hoàn lại lâu năm của Chính phủ Việt Nam với những nguồn viện trợ này đã giúp rất nhiều quốc gia giải quyết được những vấn đề khó khăn đối với kinh tế trong đó có Việt Nam. Với sự viện trợ không nhỉ từ UNDP đã giúp cho Việt Nam thông qua các chương trình tư vấn chính sách, nâng cao năng lực và hoàn thiện hệ thống luật pháp.

2.3. Tôn chỉ mục đích và hoạt động:

Tôn chỉ mục đích và hoạt động của UNDP chính là đưa ra những chính sách, kế hoạch để có thể giúp đỡ các quốc gia thành viên giải quyết được những vấn đề đang gặp phải và đạt được những mục tiêu, định hướng đã đặt ra. Và mục tiêu cuối cùng cho những hoạt động này chính là hướng đến con người vì một cuộc sống phát triển, bền vững dựa trên việc xây dựng năng lực trong việc thiết kế và thực hiện các chương trình phát triển nhằm xóa bỏ đói nghèo, nạn phân biệt chủng tộc, màu da, tạo công ăn việc làm để hỗ trợ người lao động giải quyết được vấn đề thất nghiệp, bảo vệ, nâng cao địa vị và vai trò của người phụ nữ trong xã hội, chính trị và một số vấn đề liên quan khác. Cụ thể đối với Việt Nam, UNDP đã tích cực hỗ trợ cho nước ta từ năm 1977 đến giữa thập kỷ 1980 trong công cuộc hỗ trợ đất nước và chuyển giao công nghệ sau khi nước ta giành độc lập, băt đầu quá trình phục hội và tái thiết nền kinh tế. Tại thời điểm Việt Nam bị bao vây cấm vận, UNDP đã cố gắng trở thành một trong những tổ chức quan trọng giúp Việt Nam tiếp cận với các nguồn lực công nghệ, kỹ thuật, tri thức nhằm tái thiết đất nước và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó nhiều dự án, công trình cũng được thực hiện để xây dựng và phục hồi năng lực sản xuất đặc biệt. Bên cạnh đó, thực hiện các nghiên cứu về chiến lược, chính sách và đưa ra các khuyến nghị, cung cấp các dịch vụ bề tư vấn kỹ thuật, thực hiện các nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế, xã hội…

3. Phương hướng hoạt động chương trình phát triển của Liên hợp quốc:

Để có thể đẩy mạnh công tác phát triển trên mọi mặt thì hiện nay UNDP đã và đang tiếp tục tập trung phát huy bốn ưu tiên để có thể chuyển mạnh theo hướng tư vấn vĩ mô, cụ thể: Thực hiện tám mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ; Hoạt động có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghệ thông tin để phục vụ cho sự phát triển kinh tế ngày càng hiện đại và văn minh hơn.

Đối với thực hiện tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đây là sẽ hoạt động bao gồm nhiều các nội dung sau:

Như vậy, UNDP đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho các quốc gia đang phát triển với nhiều chính sách, công cụ hỗ trợ và mở rộng các mạng lưới toàn cầu để các khách hàng từ bất cứ đâu đều có thể hưởng lợi từ kiến thức, tri thức và kinh nghiệm để phục vụ cho sự phát triển của quốc gia mình. Từ đó góp phần xây dựng một nền kinh tế phát triển và hội nhập hơn.

Exit mobile version