Site icon Sao Tử Vi

Tổng hợp biểu thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất hiện nay

Thuế tiêu thụ đặc biệt (hay còn được gọi tắt là thuế TTĐB) là loại thuế gián thu đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ với mục đích chính là hỗ trợ điều tiết lượng sản xuất hàng hóa cung cấp thị trường. Trong bài viết này thì Sao tử vi sẽ tổng hợp tất cả các biểu thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất hiện nay.

1. Tổng hợp biểu thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất hiện nay:

Căn cứ theo Điều 7 Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-VPQH 2022 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt thì thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt sau đây:

BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

STT

Hàng hóa, dịch vụ

Thuế suất (%)

I

Hàng hóa

 

1

Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá

 

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018

70

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019

75

2

Rượu

 

 

a) Rượu từ 20 độ trở lên

 

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016

55

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

60

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

65

 

b) Rượu dưới 20 độ

 

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

30

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

35

3

Bia

 

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016

55

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

60

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

65

4

Xe ô tô dưới 24 chỗ

 

 

a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

 

 

– Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống

 

 

+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

40

 

+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

35

 

– Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3

 

 

+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

45

 

+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

40

 

– Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3

50

 

– Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3

 

 

+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

55

 

+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

60

 

– Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3

90

 

– Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3

110

 

– Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3

130

 

– Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3

150

 

b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

15

 

c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

10

 

d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

 

 

– Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống

15

 

– Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3

20

 

– Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3

25

 

đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng

Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này

 

e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học

Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này

 

g) Xe ô tô chạy bằng điện

 

 

(1) Xe ô tô điện chạy bằng pin

 

 

– Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống

 

 

+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 28 tháng 02 năm 2027

3

 

+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2027

11

 

– Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ

 

 

+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 28 tháng 02 năm 2027

2

 

+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2027

7

 

– Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ

 

 

+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 28 tháng 02 năm 2027

1

 

+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2027

4

 

– Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng

 

 

+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 28 tháng 02 năm 2027

2

 

+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2027

7

 

(2) Xe ô tô chạy điện khác

 

 

– Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống

15

 

– Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ

10

 

– Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ

5

 

– Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng

10

 

h) Xe mô-tô-hôm (motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh

 

 

– Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

70

 

– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

75

5

Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3

20

6

Tàu bay

30

7

Du thuyền

30

8

Xăng các loại

 

 

a) Xăng

10

 

b) Xăng E5

8

 

c) Xăng E10

7

9

Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

10

10

Bài lá

40

11

Vàng mã, hàng mã

70

II

Dịch vụ

 

1

Kinh doanh vũ trường

40

2

Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê

30

3

Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng

35

4

Kinh doanh đặt cược

30

5

Kinh doanh gôn

20

6

Kinh doanh xổ số

15

2. Thuế tiêu thụ đặc biệt được kê khai theo thời gian nào?

Cá nhân khi tiến hành khai thuế thì có thể thực hiện theo tháng hoặc khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế. Những trường hợp về việc khai theo tháng, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế được quy định tại điểm b khoản 1, khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, như sau:

– Đối với trường hợp các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm:

+ Thực hiện việc khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì được lựa chọn khai theo quý.

+ Còn phải kể đến là thuế tiêu thụ đặc biệt.

– Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo từng lần phát sinh, bao gồm:

+ Đầu tiên là về thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này hoặc người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng nhưng có phát sinh nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản;

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt của người nộp thuế có kinh doanh xuất khẩu chưa nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất sau đó không xuất khẩu mà bán trong nước. Thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở kinh doanh mua xe ô tô, tàu bay, du thuyền sản xuất trong nước thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng sang đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;

+ Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không phải khai theo từng lần phát sinh thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

Theo quy định trên, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được kê khai theo tháng, và kê khai theo từng lần phát sinh quy định tại khoản 4 Điều 8 nêu trên.

3. Những đối tượng nào phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:

Căn cứ theo Điều 2 Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-VPQH 2022 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt thì đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như sau:

– Thứ nhất, đối với mặt hàng là hàng hóa, phải kể đến:

+ Sản phẩm đưa ra thị trường là thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

+ Cung cấp sản phẩm là rượu, bia;

+ Cá nhân tổ chức khi sở hữu xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng thì phải chịu loại thuế tiêu thụ đặc biệt này;

+ Đồng thời, phương tiện giao thông là xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3 cũng nằn trong trường hợp trên;

+ Tàu bay, du thuyền cũng chịu loại thuế này ;

+ Phải kể đến sản phẩm là xăng các loại;

+ Khi sở hữu điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

+ Hoặc đối với sản phẩm là bài lá cũng bị đánh thuế để cân bằng, điều tiết mức độ sản xuất và tiêu dùng;

+ Vàng mã, hàng mã.

– Thứ hai, về lĩnh vực dịch vụ:

+ Có thể kể đến hoạt động kinh doanh vũ trường;

+ Thành lập các cơ sở kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

+ Hoặc tiến hành kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;

+ Thậm chí là cá nhân, tổ chức đầu tư kinh doanh đặt cược;

+ Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

+ Kinh doanh xổ số cũng là đối tượng phải chịu loại thuế gián thu này.

Văn bản pháp luật được sử dụng:

– Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-VPQH 2022 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt;

– Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

 

 

 

 

Exit mobile version