Site icon Sao Tử Vi

Thuế thu nhập cá nhân là gì? Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất

thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là khoản thu bắt buộc được quy định rõ ràng, là nghĩa vụ phải thực hiện của các chủ thể thuộc đối tượng đóng thuế theo quy định. Vậy thuế thu nhập cá nhân trên thực tế là gì và đâu là cách tính thuế thu nhập cá nhân chính xác nhất theo quy định hiện hành?

1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân trên thực tế là khoản tiền mà người có thu nhập cần trích nộp trong một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.

Thuế thu nhập cá nhân sẽ không đánh vào những người có thu nhập thấp. Vì vậy, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng bên trong, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội. 

Có 2 đối tượng cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế.

1.1 Cá nhân cư trú

Cá nhân cư trú là người thuộc các trường hợp sau:

1.2 Cá nhân không cư trú

Người nước ngoài không đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú thì được xác định là cá nhân không cư trú. Cá nhân không cư trú sẽ không được tính giảm trừ gia cảnh nên chỉ cần có thu nhập chịu thuế sẽ phải nộp thuế thu nhập ( thu nhập chịu thuế >0 mới phải nộp thuế).

Theo đó, chỉ cần có thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ phải nộp thuế với mức thuế suất là 20%/ thu nhập chịu thuế; trường hợp có đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo, khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo quy định thì được trừ khoản này. 

2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân

2.1 Đối với cá nhân cư trú

Các nhân viên ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên thì thực hiện tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Trong đó: Thu nhập chịu thuế = Tổng lương nhận được – Các khoản miễn thuế

* Tổng lương nhận được: Là toàn bộ khoản thu nhập mà người lao động nhận được trong kỳ (tháng) tính thuế. Gồm lương + Phụ cấp và các khoản bổ sung khác (bao gồm cả thưởng lễ tết,… trả vào tháng nào thì tính vào thu nhập chịu thuế của tháng đó).

* Các khoản được miễn thuế: Tiền phụ cấp ăn trưa, giữa ca, phụ cấp điện thoại, phụ cấp trang phục, làm thêm giờ, phúc lợi, công tác phí, tiền thuê nhà được người lao động trả thay (miễn phần vượt quá 15%).

* Các khoản giảm trừ được quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BCTC như sau:

Lưu ý: Khoản giảm trừ bản thân 11 triệu này không cần đăng ký. Nếu người lao động làm việc tại nhiều nơi thì chỉ được lựa chọn 1 nơi để tính giảm trừ bản thân.

Lưu ý: Phải được đăng ký với Thuế. Người phụ thuộc là người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng (con, bố mẹ,…)

* Thuế suất để tính thuế thu nhập cá nhân là thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần, nghĩa là tính theo từng Bậc thu nhập, mỗi Bậc thu nhập có một mức thuế suất tương ứng được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 7 và Phụ lục 01/PL-TNCN như sau:

Khấu trừ 10%: Dành cho không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, Khoản 2, Điều 2 Thông tư 111) hoặc ký HĐLĐ dưới 03 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu (2.000.000) đồng/ lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. 

Trong trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (Cam kết 08/CK-TNCN) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.

Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

* Lưu ý:

– Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi. 

– Đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên những nghỉ làm trước khi kết thúc HĐLĐ thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. 

2.2 Đối với cá nhân không lưu trú

Khoản 1, Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định số thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú được tính theo công thức sau:

Thuế TNCN phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế trong trường hợp này được xác định chính bằng tổng tiền lương, tiền thù lao, tiền công, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền công, tiền lương mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế. 

Thu nhập chịu thuế của cá nhân không cư trú được xác định như quy định thu nhập chịu thuế trừ đi tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú. Cụ thể:

Sao tử vi hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ Thuế TNCN là gì và đâu là những yếu tố quan trọng mà bạn cần nắm vững để tính Thuế TNCN một cách chính xác nhất. 

Xem thêm: 

Exit mobile version