Site icon Sao Tử Vi

Thủ tục đề nghị tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo

Cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu tập, đào tạo người hoạt động tôn giáo. Tại các cơ sở tôn giáo hiện nay thường xuyên diễn ra nhiều lễ nghi khác nhau phục vụ cho hoạt động tu hành. Dưới đây là quy định về thủ tục đề nghị tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo.

1. Thủ tục đề nghị tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo:

Thủ tục đề nghị tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo sẽ được tiến hành như sau:

Trình tự và thủ tục thực hiện:

Bước 1: Các cơ sở tôn giáo có nhu cầu tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, trước khi tổ chức cuộc lễ ngoài các cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký có quy mô tổ chức ở một huyện/quận, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, các tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền (Cụ thể là Phòng Nội vụ).

Bước 2: Phòng Nội vụ sẽ xem xét hồ sơ, giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hợp lệ, Phòng nội vụ sẽ thông báo qua mạng internet hoặc gửi văn bản thông báo trực tiếp để các tổ chức hoàn chỉnh hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.

Bước 3: Phòng Nội vụ phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành thủ tục thẩm định hồ sơ, sau đó trình lên Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ căn cứ vào tờ trình của Phòng Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc tổ chức cuộc lễ ngoài các cơ sở tôn giáo, ngoài địa điểm hợp pháp đã đăng ký. Trong trường hợp từ chối đề nghị thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.

Cách thức thực hiện:

Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Nội vụ, nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến. Phòng nội vụ là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, đưa giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp gửi hồ sơ thông qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ sẽ được tính theo ngày ghi nhận trên dấu công văn.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết:

Được xác định là 25 ngày kể từ ngày Phòng Nội vụ nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nội vụ.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận về việc tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo.

Lệ phí (nếu có):

Không có.

2. Thẩm quyền chấp thuận cho tổ chức lễ ngoài phạm vi cơ sở tôn giáo: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 có quy định về cuộc lễ và giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, ngoài địa điểm đã đăng ký hợp pháp. Theo đó:

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc tổ chức cuộc lễ phải giảng đạo có quy mô tổ chức ở một huyện trong khoảng thời gian 25 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, trong trường hợp không chấp nhận thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng;

+ Cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức cuộc lễ/giảng đạo ngoài phạm vi cơ sở tôn giáo là cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc tổ chức cuộc lễ phải giảng đạo có quy mô ở nhiều huyện thuộc một tỉnh hoặc nhiều tỉnh khác nhau trong khoảng thời gian 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, trong trường hợp không chấp nhận thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng;

Theo đó, thẩm quyền chấp thuận cho tổ chức lễ ngoài phạm vi cơ sở tôn giáo thuộc về:

3. Cơ sở tôn giáo có cần xây dựng chương trình hoạt động của năm không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 có quy định về vấn đề tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ. Theo đó, người đại diện/ban quản lý cơ sở tín ngưỡng cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ chậm nhất trong khoảng thời gian 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định cụ thể như sau:

Như vậy có thể nói, khi tổ chức lễ hội tín ngưỡng thì người đại diện hoặc Ban quản lý của cơ sở tín ngưỡng đó cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thông báo bằng văn bản chậm nhất trong khoảng thời gian 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến các cơ quan có liên quan, trong đó có Ủy ban nhân dân các cấp tùy thuộc vào từng phạm vi lễ hội khác nhau. Vì thế, cơ sở tôn giáo sẽ không cần phải xây dựng chương trình hoạt động của năm gửi về cho Ủy ban nhân dân, cơ sở tôn giáo chỉ cần thông báo đúng thời gian pháp luật quy định trước khi tổ chức chương trình hoạt động của năm.

Exit mobile version