Site icon Sao Tử Vi

Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng trong thi công

Kiểm định chất lượng công trình xây dựng là hoạt động kiểm tra, xác định
chất lượng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình
xây dựng so với yêu cầu của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông
qua việc thí nghiệm kết hợp với việc xem xét, đánh giá hiện trạng. Vậy thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng trong thi công được quy định như thế nào?

1. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng trong thi công:

Căn cứ Điều 5 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD 2023 quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng thì thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng trong thi công được quy định như sau:

+ Được quy định ở trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;

+ Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình hoặc là công trình được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế;

+ Theo yêu cầu của các cơ quan chuyên môn về xây dựng.

+ Được quy định ở trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;

+ Khi công trình đã được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế hoặc là không đủ các căn cứ để đánh giá chất lượng, nghiệm thu;

+ Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP);

+ Theo yêu cầu của những cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của pháp luật

+ Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu của công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng;

+ Khi công trình đang khai thác, sử dụng đang có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn;

+ Kiểm định xây dựng công trình phục vụ cho công tác bảo trì.

+ Kiểm định chất lượng các bộ phận công trình, công trình xây dựng;

+ Kiểm định xác định nguyên nhân hư hỏng, xác định về nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng;

+ Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, các sản phẩm xây dựng.

+ Chi phí kiểm định xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và những quy định khác của pháp luật có liên quan phù hợp với nội dung, khối lượng công việc theo hợp đồng đã được ký kết giữa các bên hoặc đề cương kiểm định được phê duyệt;

+ Trong quá trình thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng, sản xuất các sản phẩm xây dựng và các nhà thầu khác có liên quan phải chịu chi phí thực hiện kiểm định nếu kết quả kiểm định có liên quan đến công việc do mình thực hiện chứng minh được lỗi của các nhà thầu này. Đối với những trường hợp còn lại, chi phí thực hiện kiểm định được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình;

+ Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí thực hiện kiểm định ở trong quá trình khai thác, sử dụng. Trường hợp kết quả kiểm định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì các tổ chức, cá nhân đó phải chịu chi phí kiểm định tương ứng với lỗi do mình gây ra.

2. Quy định về kiểm định xây dựng khi kiểm định chất lượng trong thi công:

Căn cứ Điều 5 Thông tư 10/2021/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP và Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì việc kiểm định xây dựng khi kiểm định chất lượng trong thi công được quy định như sau:

+ Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh tổ chức việc lập và phê duyệt nhiệm vụ kiểm định; lựa chọn tổ chức kiểm định xây dựng đủ điều kiện năng lực và phù hợp với các nội dung nhiệm vụ kiểm định để thực hiện;

+ Tổ chức kiểm định xây dựng được lựa chọn lập đề cương kiểm định trình cơ quan, tổ chức lập và phê duyệt về nhiệm vụ kiểm định nêu trên phê duyệt, thực hiện kiểm định theo đề cương đã được phê duyệt và thực hiện lập báo cáo kết quả kiểm định trình cơ quan nêu trên để được xem xét, nghiệm thu theo quy định.

+ Mục đích, yêu cầu, đối tượng và các nội dung kiểm định;

+ Danh mục những quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng;

+ Thông tin về năng lực của chủ trì và cá nhân thực hiện kiểm định; phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thực hiện việc kiểm định (nếu có);

+ Quy trình, các phương pháp thực hiện kiểm định;

+ Tiến độ khi thực hiện kiểm định;

+ Dự toán các chi phí kiểm định;

+ Những nội dung cần thiết khác.

+ Các căn cứ thực hiện kiểm định;

+ Các thông tin chung về công trình và đối tượng kiểm định;

+ Nội dung, trình tự để thực hiện kiểm định;

+ Những kết quả thí nghiệm, quan trắc, tính toán, phân tích và đánh giá;

+ Kết luận về các nội dung kiểm định và kiến nghị (nếu có).

3. Ai là người có trách nhiệm tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng trong thi công?

Điều 14 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD 2023 quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, theo Điều này thì chủ đầu tư có các trách nhiệm sau:

+ Tổ chức giám sát việc thực hiện những quy định về an toàn trong thi công xây dựng của các nhà thầu;

+ Tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu để thực hiện quản lý an toàn và giải quyết những vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;

+ Tạm dừng hoặc là đình chỉ thi công khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình.

Như vậy, qua quy định trên có thể khẳng định được rằng chủ đầu tư là người có trách nhiệm tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng trong thi công.

Exit mobile version