Site icon Sao Tử Vi

Thẩm quyền của chủ đầu tư về phê duyệt thiết kế xây dựng

Thiết kế xây dựng (hay còn được gọi là Construction design) là quá trình triển khai sáng tạo các công trình xây dựng dựa trên một mục đích cụ thể. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì thẩm quyền của chủ đầu tư về vấn đề phê duyệt thiết kế xây dựng được quy định như thế nào?

1. Thẩm quyền của chủ đầu tư về phê duyệt thiết kế xây dựng:

Căn cứ theo quy định tại Điều 82 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020 có quy định về vấn đề thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở. Theo đó, chủ đầu tư có trách nhiệm và nghĩa vụ tổ chức phê duyệt thiết kế xây dựng. Cụ thể như sau:

(1) Chủ đầu tư có trách nhiệm, nghĩa vụ tổ chức hoạt động thẩm định các bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 82 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020) làm cơ sở phê duyệt, ngoại trừ trường hợp người quyết định đầu tư có quy định khác tại quyết định đầu tư xây dựng. Đối với các bước thiết kế còn lại, chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm quyết định việc kiểm soát thiết kế theo nội dung ghi nhận tại hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và theo quy định của văn bản pháp luật có liên quan.

(2) Chủ đầu tư thẩm định các nội dung được quy định cụ thể tại Điều 83 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020 với các bước thiết kế như sau:

+ Thiết kế FEED trong trường hợp thực hiện theo hình thức hợp đồng thiết kế, mua sắm các trang thiết bị, vật tư, vật liệu, thi công công trình xây dựng (hay còn được gọi tắt là hợp đồng EPC);

+ Thiết kế kỹ thuật thi công công trình xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước;

+ Thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước;

+ Bước thiết kế khác được tiến hành ngay sau bước thiết kế cơ sở trong trường hợp thực hiện thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế. 

Như vậy, để có căn cứ phê duyệt thiết kế xây dựng thì chủ đầu tư cần phải có trách nhiệm tổ chức hoạt động thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, nội dung thẩm định thực hiện theo khoản 2 Điều 82 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2020.

2. Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư:

Căn cứ theo quy định tại Điều 83 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020 có quy định về vấn đề thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của các chủ đầu tư. Theo đó:

Như vậy, vấn đề thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư sẽ được thực hiện theo điều luật nêu trên.

3. Nội dung và trình tự thực hiện của thiết kế xây dựng:

Căn cứ theo quy định tại Điều 78 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020 có quy định chung về thiết kế xây dựng. Theo đó:

Như vậy, thiết kế xây dựng sẽ được thực hiện theo trình tự một nước hoặc trình tự nhiều bước nêu trên.

Đồng thời, cần phải lưu ý về nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở căn cứ tại Điều 80 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020, bao gồm các nội dung sau:

Exit mobile version