Site icon Sao Tử Vi

Operations Manager là gì? Tất tần tật thông tin bạn nên biết về công việc

Tìm hiểu về Operations Manager là gì? Và các thông tin liên quan

Một doanh nghiệp có thể điều hành tốt chắc chắn không thể thiếu một nhóm nhân sự vận hành giỏi. Trong đó không thể thiếu Operations Manager một vị trí vô cùng quan trọng. Vậy Operations Manager là gì trong doanh nghiệp? Muốn được ứng cử vào vị trí đó cần những yếu tố gì? Cùng Mua Bán tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về Operations Manager là gì? Và các thông tin liên quan

I. Operations Manager là gì?

Khái niệm Tìm hiểu về Operations Manager là gì?

Có thể hiểu Operations Manager là một chuyên gia về tất cả mọi mặt các hoạt động trong vận hành của một doanh nghiệp. Operations Manager còn được gọi bằng một cái tên khác là Quản trị Vận hành hoặc Trưởng phòng Vận hành.

Khi làm ở vị trí Operations Manager cơ hội thăng tiến trong ngành của bạn sẽ rất cao. Bạn có thể thăng tiến đến vị trí giám đốc Vận hành – Operations Director.

Trong kinh doanh, Operations Manager là ngươi sẽ chịu trách nhiệm về mặt quản trị nhân sự (việc này được thực hiện đối với nhân sự cấp cao). Họ sẽ theo sát các chính sách của doanh nghiệp đã đặt ra và dựa trên luật pháp hiện hành, để từ đó quản lý mọi cơ sở và hoạt động của doanh nghiệp.

Operations Manager chịu mọi mặt quản lý nhân sự

Như vậy, qua việc hiểu được Operations Manager là gì thì một câu hỏi nữa được đặt ra là trên thực tế công việc của Operations Manager là gì? Và những kỹ năng cần thiết của một Operations Manager là gì? Tất cả sẽ được gợi mở ở phần bên dưới đây.

II. Những công việc phải làm của một Operations Manager

Là một Operations Manager công việc và nhiệm vụ sẽ không giống nhau. Tùy từng lĩnh vực và ngành nghề bạn làm mà sẽ cho những nhiệm vụ khác nhau.

Những công việc của một Operations Manager là gì?

Nhìn chung, công việc của Operations Manager sẽ được mô tả cụ thể như sau:

Operations Manager phụ trách nhiều đầu công việc

Ngoài ra, docngam.com luôn cập nhật tin đăng việc làm bán hàng mới nhất bạn có thể tham khảo:

III. Sự khác nhau giữa Operations Director và Operations Manager là gì?

Khi đã hiểu được công việc của một Operations Manager là gì? Một câu hỏi đặt ra đó là công việc của một Operations Director giống hay khác Operations Manager? Nếu khác thì sự khác nhau giữa Operations Director và Operations Manager là gì?

Sự khác nhau giữa Operations Director và Operations Manager là gì?

Operations Director và Operations Manager được mọi người biết đến là một trong những vị trí quản lý rất quan trọng của một doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là 2 vị trí riêng biệt và có sự khác nhau như sau:

Điểm khác nhau cơ bản

Operations Manager

Operations Director

Cấp quản lý

Operations Manager là cấp quản lý tầm trung. Đây là người sẽ trực tiếp hướng dẫn, điều phối cũng như giám sát công việc và đội ngũ nhân viên.

Operations Director là vị trí quản lý cấp cao. Đây là những người giữ vai trò chỉ đạo, họ là người đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả công việc trước Hội đồng quản trị.

Chức năng

Operations Manager là người sẽ trực tiếp thực hiện các kế hoạch, các chính sách đã được cấp trên phê duyệt. Họ cũng có trách nhiệm quản lý các nhân viên cấp dưới, thúc đẩy nhân viên hoàn thành các mục tiêu chung mà doanh nghiệp đã đặt ra.

Operations Director sẽ là người lên kế hoạch, họ thực hiện chức năng xây dựng chính sách, đề xuất các chương trình, phương án, thủ tục… để có thể hoàn thành các mục tiêu chung đã được đặt ra.

 

Vai trò

Thực hiện các công việc, các hoạt động cần thiết để hoàn thành các mục tiêu cũng như tầm nhìn mà Operations Director đặt ra.

Đưa ra tầm nhìn, hướng phát triển và phương án thực hiện.

Quy trình làm việc

Thực hiện công việc quản lý bằng cách tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực về nhân sự, thiết bị, máy móc… của doanh nghiệp.

Chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định và giám sát hiệu suất cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó phát hiện ra các lỗ hổng, thiếu sót để có thể giải quyết công việc ổn thỏa nhất.

>>> Xem thêm: Sales Manager là gì? Một Sales Manager giỏi cần có những kỹ năng nào?

IV. Kiến thức và kỹ năng để trở thành Operations Manager là gì?

Để trở thành một Operations Manager bạn cần có những kiến thức cũng như kỹ năng sau:

Kỹ năng cần có ở một Operations Manager là gì?

1. Kiến thức chuyên môn

Ở bất kỳ ngành nghề nào thì trong quá trình bạn làm việc, bạn luôn cần trang bị cho bản thân những kiến thức chuyên môn vững vàng.

Đặc biệt, nếu bạn đảm nhận vị trí Operations Manager thì kiến thức chuyên ngành lại càng quan trọng hơn. Vị trí này đòi hỏi bạn cần có ít nhất là bằng cử nhân chuyên ngành về Kinh tế hoặc Kinh doanh.

Kiến thức chuyên môn của Operations Manager là gì?

Ngoài ra, nếu trong tương lại bạn mong muốn bản thân làm việc và thăng tiến để trở thành Trưởng phòng vận hành thì bạn cần có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc ở một vị trí tương đương.

Chính vì thế, hầu như các Operations Manager đều có tấm bằng thạc sĩ kinh doanh hoặc các chứng chỉ liên quan đến việc quản lý như FIA, CFA…

2. Kỹ năng giao tiếp và đàm phán

Operations Manager là người sẽ đảm nhiệm các công việc quan trọng trong doanh nghiệp như đàm phán và thuyết trình. Chính vì vậy, để làm tốt công việc, các Operations Manager nhất định phải thật thành thạo kỹ năng giao tiếp.

Đối với Operations Manager kỹ năng giao tiếp càng giỏi thì khả năng thành công sẽ càng cao. Và kỹ năng giao tiếp đã trở thành một kỹ năng bắt buộc cần phải có nếu bạn muốn trở thành một Operations Manager.

Kỹ năng giao tiếp và đàm phán của Operations Manager là gì?

3. Kỹ năng lãnh đạo

Từ khi hiểu được định nghĩa Operations Manager là gì thì chúng ta cũng thấy được kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng không thể thiếu cho vị trí này. Có thể thấy, công việc của những Operations Manager phải chịu trách nhiệm điều phối, giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu không có kỹ năng lãnh đạo, họ sẽ khó có thể quản lý và giám sát nhân viên hiệu quả.

Kỹ năng lãnh đạo của Operations Manager là gì?

Operations Manager là một người đại diện cho nhiều đầu việc, họ chịu trách nhiệm đứng đầu trước mọi công việc nên khả năng lãnh đạo sẽ ít nhiều quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.

4. Kỹ năng xây dựng chiến lược vận hành

Operations Manager là người trực tiếp xây dựng chiến lược vận hành cho một doanh nghiệp, họ sẽ theo sát các phòng ban vận hành công việc chuyên môn. Vì vậy, công việc này cần có kỹ năng tư duy và xây dựng chiến lược vận hành tốt. Làm sao để đưa ra được chiến lược thông minh để có thể tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả vận hành trong công việc.

Kỹ năng xây dựng chiến lược vận hành ở Operations Manager là gì?

5. Kỹ năng làm việc nhóm

Làm việc nhóm là kỹ năng cần thiết ở mọi vị trí trong doanh nghiệp. Đối với Operations Manager thì kỹ năng này lại càng quan trọng hơn. Operations Manager đóng vai trò là người quản lý, giám sát và theo dõi hoạt động giữa các phòng ban với nhau, giữa các bộ phận và giữa toàn bộ các nhân viên.

Kỹ năng làm việc nhóm

Thành thạo kỹ năng làm việc nhóm, Operations Manager có thể kết nối, truyền cảm hứng và sắp xếp việc sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp một cách phù hợp. Điều này sẽ thúc đẩy được quá trình làm việc, giúp cho công việc trong doanh nghiệp trở nên suôn sẻ, nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.

6. Kỹ năng quản lý rủi ro và các vấn đề phát sinh

Bất kỳ doanh nghiệp hay dự án nào thì quá trình vận hành ít nhiều cũng không tránh khỏi những vấn đề phát sinh. Operations Manager sẽ là người trực tiếp đứng ra để giải quyết các phát sinh này.

Biết cách quản trị rủi ro

Trong những tình huống cấp bách, kỹ năng giải quyết vấn đề, rủi ro phát sinh sẽ giúp cho Operations Manager giảm thiểu được phát sinh nhanh chóng, hạn chế rủi ro xảy đến với doanh nghiệp. Nếu là Operations Manager bạn cần có bản lĩnh, một cái đầu lạnh và ý chí mãnh liệt để tỉnh táo giải quyết mọi vấn đề phát sinh.

7. Kỹ năng quản lý tài chính

Operations Manager cần biết sử dụng các công cụ liên quan đến quản lý tài chính. Điều này sẽ giúp đỡ rất nhiều trong việc lập kế hoạch ngân sách, chi tiêu sao cho thật phù hợp với mức doanh thu của doanh nghiệp. Trong mọi trường hợp, Operations Manager đều là người cần có một bộ óc nhạy bén, giải quyết được các vấn đề phát sinh đối với tài chính của doanh nghiệp.

Kỹ năng quản lý tài chính của Operations Manager là gì?

V. Lộ trình thăng tiến của một Operations Manager như thế nào?

Để có thể trở thành Operations Director thì lộ trình thắng tiến của Operations Manager là gì và các bước thăng tiến như thế nào?

Dưới đây sẽ là lộ trình thăng tiến từ một Operations Manager lên đến Operations Director phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

Lộ trình thăng tiến của Operations Manager là gì?

1. Trang bị những kiến thức chuyên môn cần thiết

Khi muốn đảm nhất một vị trí quản lý cao ở trong một doanh nghiệp mà cụ thể là Operations Director thì kiến thức chuyên môn vững vàng là điều không thể thiếu. Bên cạnh việc phải nắm được các kiến thức về quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề và các lĩnh vực khác cũng vô cùng cần thiết.

Việc nắm vững kiến thức chuyên môn một cách chuyên sâu sẽ giúp cho bạn có đẩy đủ nền tảng và khả năng thực hiện nhiệm vụ ở vị trí Operations Director. Đồng thời các kiến thức sâu rộng sẽ hỗ trợ bạn trong việc hoạch định chiến lược, quản lý và điều hành doanh nghiệp được hiệu quả hơn.

2. Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp

Operations Director là một trong những vị trí đóng vai trò đảm nhiệm và vận hành các hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, vị trí này đòi hỏi bạn phải là người có bề dày kinh nghiệm trong quản lý doanh nghiệp.

Thông thường nếu muốn đảm nhận vị trí Operations Director bạn phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệp trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Kinh nghiệm quản lý vô cùng quan trọng trong quá trình thăng tiến

3. Kỹ năng

Trong quá trình thăng tiến trở thành một Operations Director bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng mà một Operations Director cần phải có như sau:

>>> Xem thêm: Trưởng phòng kinh doanh – Vị trí quan trọng trong doanh nghiệp

VI. Những khó khăn khi làm vị trí Operations Manager

Không phải có thể dễ dàng được nhận chức Operations Manager. Khi hiểu được Operations Manager là gì ta có thể thấy được vị trí này đòi hỏi sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm sâu rộng và yêu cầu cao về chuyên môn.

Để có thể đảm nhiệm tốt vị trí Operations Manager, bạn cần phải có định hướng ngành nghề rõ ràng ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học. Bản thân bạn phải chịu được những khó khăn khi mới chập chững bước chân vào nghề như:

Những khó khăn ở vị trí Operations Manager là gì?

VII. Mức lương của vị trí Operations Manager

Với việc phải tiếp cận với nhiều hạng mục công việc, Operations Manager là người đa nhiệm và đóng vai trò quan trọng trong bộ máy vận hành của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, Operations Manager cũng phải đảm nhiệm nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo rằng mọi hoạt động vận hành trong doanh nghiệp sẽ được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.

Mức lương của Operations Manager

Chính vì những lý do trên, thu nhập của Operations Manager cơ bản trong doanh nghiệp tương đối cao. Operations Manager sẽ có mức lương nằm trong khoảng 20 – 50 triệu VNĐ/ tháng tùy vào lĩnh vực cũng như doanh nghiệp bạn đang hoạt động.

VIII. Học ngành gì để làm Operations Managing?

Nếu muốn trở thành một Operations Manager bạn cần học những bằng cấp sau:

Học ngành gì để trở thành Operations Manager?

>>> Xem thêm: Học marketing ra làm gì? Top 6 việc làm nổi bật trong ngành

IX. Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến Operations Manager

Ngoài việc biết được Operations Manager là gì và các vấn đề liên quan đến Operations Manager thì vẫn còn một số thắc mắc về ngành nghề này mà Mua Bán sẽ giải đáp ngay sau đây:

Giải đáp thắc mắc liên quan đến Operations Manager là gì?

1. Nhiệm vụ và trách nhiệm cần có của Operations Manager là gì?

Khi đảm nhận chức vụ Operations Manager bạn phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của công ty phải đáo ứng được mong đợi của khách hàng.

Trách nhiệm của Operations Manager là gì?

Operations Manager sẽ thực hiện đầy đủ các điều trên bằng cách triển khai các quy trình khác nhau như thuê nhân viên mới, đào tạo cho họ các bộ kỹ năng và quy trình cụ thể. Đồng thời Operations Manager sẽ giám sát các nhân viên hiện tại để đảm bảo chất lượng và hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.

2. Làm gì để trở thành một Operations Manager giỏi?

Muốn trở thành một Operations Manager giỏi trước hết bạn phải luôn biết tìm cách thu hút nhân viên, làm cho nơi làm việc trở nên thân thiện, thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả.

Một Operations Manager giỏi

Bạn cũng cần có kỹ năng lãnh đạo giỏi, sự tích cực lắng nghe ý kiến của nhân viên cũng như kỹ năng xã hội tốt. Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị những kiến thức về tài chính, quy trình làm việc, quản lý chuỗi cung ứng và nhân sự.

3. Operations Manager sẽ làm việc với ai?

Những người mà Operations Manager sẽ trực tiếp làm việc thường là Trưởng bộ phận hay Trưởng các phòng ban khác trong doanh nghiệp. Từ đó, báo cáo công việc trực tiếp lên Giám đốc điều hành hoặc các nhóm lãnh đạo khác cũng thuộc bộ phận quản lý của doanh nghiệp.

Operations Manager sẽ làm việc với ai?

Qua bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về Operations Manager là gì cũng như các yếu tố cần thiết để trở thành một Operations Manager nếu bạn muốn bức phá bản thân của mình trong tương lai. Mua Bán tin rằng nếu bạn mong muốn trở thành Operations Manager và luôn phấn đấu mỗi ngày thì chắc chắn bạn sẽ đạt được vị trí đó trong tương lai gần. Và cũng đừng quên truy cập docngam.com thường xuyên để khám phá thêm nhiều ngành nghề hay việc làm khác nhé!

>>> Xem thêm:

Exit mobile version