Site icon Sao Tử Vi

Nhận diện sếp tồi khi dự phỏng vấn

Dù đã nghiên cứu kỹ lưỡng và cân nhắc cẩn thận trước khi nhận lời gia nhập một công ty, nhưng đôi khi điều này vẫn không giúp chúng ta tránh được một người sếp “vô cùng khủng khiếp”. Theo một số khảo sát thì trung bình cứ 5 nhân viên sẽ có 1 người làm việc với quản lý chẳng ra sao cả. Thật không may nếu bạn rơi vào trường hợp đó, bởi sếp là một đối tượng “không thể phớt lờ”. Quyết định của sếp sẽ là nhiệm vụ bạn phải thực hiện, còn phong cách hành xử của sếp thì luôn có khả năng tác động đến cảm xúc và tinh thần của mọi nhân viên.

Một khi đã đề cập đến chủ đề này rồi thì chúng ta hãy cùng tìm giải pháp! Theo nhiều chuyên gia nhân sự của Sao tử vi.vn, cách làm chủ động nhất đó chính là nhận diện sếp tồi ngay vòng phỏng vấn để phòng tránh thiệt hại. Bạn đừng quên quan sát biểu hiện của những người phỏng vấn được giới thiệu là lãnh đạo công ty, giám đốc phòng ban hoặc cấp trên trực tiếp khi bạn có cơ hội gặp mặt và trò chuyện cùng họ trong những đợt phỏng vấn sắp tới!

Dưới đây là phân tích tổng hợp về 5 kiểu sếp có phong cách quản lý “cực chán” cần hết sức đề phòng:

1. Sếp độc đoán và tự cao

Làm việc “dưới trướng” của vị tướng thế này, tài năng của bạn sẽ dễ bị vùi dập hoặc lãng phí chẳng nguyên do, gây cảm giác ức chế.

2. Thùng rỗng kêu to

Bạn sẽ khó lòng đạt được hiệu suất cao, thiếu cơ hội học hỏi và phát triển bài bản khi theo chân một người lãnh đạo xem trọng lý thuyết hơn thực tiễn. Hơn nữa, đôi khi còn phải gánh chịu những sự quyết định khắt khe hay đối xử vô lý dưới áp lực tâm lý và khát vọng thể hiện bản thân của sếp.

3. Quản gia hay soi mói

Làm nhân viên của “sếp quản gia” sẽ rất ngột ngạt, luôn bị quản thúc và rút cạn năng lượng nên lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi. Sống chung với lũ lâu dần bạn trở nên ù lì và mất động lực sáng tạo.

4. Vô tâm và không có quan điểm

Gặp kiểu quản lý thế này thì nhân viên sẽ không được quan tâm, bảo vệ, và tất nhiên, khó có cơ hội phát triển bản than và sự nghiệp tương lai.

5. Sếp mập mờ, thiếu minh bạch

Có một người quản lý thông tin không nhất quán, tường minh sẽ khiến nhân viên chẳng biết phải làm gì cho đúng. Đồng thời, bạn cũng khó được công nhận năng lực và tưởng thưởng xứng đáng với cho những đóng góp.

Hi vọng rằng sau khi tham khảo các gợi ý bên trên, bạn sẽ có thêm chỉ dẫn và tự tin để tìm cho mình một người sếp tuyệt vời khiến bạn sẵn lòng làm việc. Hãy “chọn mặt gửi vàng” để yên tâm cống hiến và theo đuổi nghề nghiệp yêu thích một cách bền vững, lâu dài nhé!

(Nguồn ảnh: Internet)

Exit mobile version