Site icon Sao Tử Vi

Hiệp định CEPT là gì? Hiệp định chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung?

Để đảm bảo được quyền lợi và hạn chế một số vấn đề xảy ra thì các nước trên thế giới đã tham gia thành lập nhiều tổ chức kinh tế, hoặc xây dựng những hiệp định… Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về hiệp định CEPT.

1. Hiệp định CEPT là gì?

Hiệp định CEPT một thuật ngữ được nhiều doanh nghiệp hay các cơ quan tổ chức  kinh tế hoạt động kinh doanh quan tâm. Theo đó, Hiệp định về chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Hiệp định CEPT được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ IV vào tháng 01/1992 diễn ra tại Singapore.

Nội dung của Hiệp định CEPT chủ yếu đề ra lịch trình 15 năm giảm thuế quan để tiến tới khu vực mậu dịch Tự do ASEAN. Theo đó, mỗi nước phải đệ trình các Danh mục giảm thuế, danh mục loại trừ hoàn toàn, danh mục loại trừ tạm thời nhằm tiến đến mục đích chung là giảm thuế hầu hết các mặt hàng xuống từ 0 đến 5%.

2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh:

Hiệp định CEPT Common Effective Preferential Tariff
Ưu đãi Endow
Thuế quan Tariffs
Hiệu lực Entry into force

3. Hiệp định chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung:

Thứ nhất, các quốc gia thành viên thỏa thuận Chương trình cắt giảm thuế quan ưu đãi có hiệu lực như sau:

Như vậy, lợi ích của việc áp dụng cắt giảm thuế quan ưu đãi của CEPT sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho Việt Nam, cụ thể như sau:

Thứ hai, các sản phẩm đã đạt tới hoặc đang có mức thuế suất là 20% hoặc thấp hơn, sẽ nghiễm nhiên được hưởng các ưu đãi.

Thứ ba, các chương trình cắt giảm thuế quan trên đây không ngăn cản các quốc gia thành viên cắt giảm ngay lập tức mức thuế quan của mình xuống còn 0-5% hoặc áp dụng một chương trình rút ngắn việc cắt giảm thuế quan.

Ngoài ra, các nước thành viên ASEAN có quyền lựa chọn loại trừ một số sản phẩm ra khỏi CEPT trong ba trường hợp:

Bên cạnh đó, để đáp ứng các ưu đãi, nước thành viên, ASEAN nhập khẩu phải đảm bảo rằng.

– Sản phẩm đó có trong Inclusion List của nước thành viên xuất khẩu.Thuế suất tại nước thành viên xuất khẩu cho sản phẩm đó là bằng hoặc dưới 20%.

– Nếu thuế suất của nước thành viên xuất khẩu cao hơn 20%, ưu đãi chỉ có thể được cho hưởng khi thuế xuất CEPT của nước thành viên nhập khẩu cũng cao hơn 20% bất kể có hay không việc cắt giảm thuế trong đó.

4. Một số quy định trong Hiệp định CEPT:

Thứ nhất, các điều khoản chung

+ Cà phê, chưa rang, chưa khử chất cafein

+ Máy tính xách tay, nhỏ hơn 10 kg

+ Giày dép thể thao, đế ngoài bằng cao su/plastic, mũ giày bằng vật liệu dệt

+ Điện thoại cho mạng di động hoặc mạng không đây khác

+ Giày dép khác, có đế ngoài bằng cao su/plastic, mũ giày bằng da thuộc

+ Các bộ phận và phụ tùng khác của xe mô tô bao gồm cả xe gắn máy có bàn đạp

+ Giày dép khác, có đế ngoài bằng cao su/plastic, mũ giày bằng da thuộc, cổ cao quá mắt cá chân

+ Giày dép khác, mũ và đế ngoài bằng cao su/ plastic

Thứ hai, phạm vi sản phẩm

Hiệp định CEPT được áp dụng đối với mọi sản phẩm chế tạo, kể cả sản phẩm tư liệu sản xuất, và nông sản.

– Sản phẩm chế tạo là những sản phẩm được sử dụng những nguyên liệu, vật liệu để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Những sản phẩm này có thể là máy móc, thiệt bị, linh kiện máy móc…để có thể thêm vào hoàn thiện một sản phẩm nào đó như điện thoại, ô tô, mô tô, túi, giày dép…

– Sản phẩm tư liệu sản xuất là tài sản hữu hình mà một doanh nghiệp sản xuất và sau đó được một doanh nghiệp thứ hai sử dụng để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ tiêu dùng. Bao gồm các tư liệu hữu hình như máy móc, phương tiện và công cụ mà một tổ chức sử dụng để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ.

– Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thông qua cây trồng và phát triển của cây trồng. Sản phẩm nông nghiệp bao gồm nhiều nhóm hàng thực phẩm, tơ sợi, nhiên liệu, nguyên liệu, dược phẩm.

Thứ tư, các biện pháp khẩn cấp

– Nếu như, do việc thực hiện Hiệp định CEPT, việc nhập khẩu một sản phẩm cụ thể được phép theo Chương trình CEPT tăng lên gây ra hoặc đe doạ gây ra sự tổn hại nghiêm trọng tới ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc trực tiếp cạnh tranh tại Quốc gia thành viên nhập khẩu sản phẩm đó thì Quốc gia thành viên này có thể, trong phạm vi và trong một thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc giải quyết sự tổn hại đó, có thể tạm thời đình chỉ áp dụng các ưu đãi mà không có sự phân biệt đối xử, miễn sao việc thực hiện các biện pháp này có thể giảm được số lượng tổn thất, thiệt hại mà sản phẩm này mang lại cho quốc gia này. Sau khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tình hình tiêu thụ sản phẩm trong ngành kinh tế quốc gia đã kiểm soát được thi có thông báo đến cơ quan quản lý của tổ chức và tiếp tục thực hiện các chương trình phù hợp nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của quốc gia thành viên. Việc tạm đình chỉ áp dụng ưu đãi đó phải phù hợp với quy định của GATT.

– Một Quốc gia thành viên nếu thấy cần phải áp dụng hoặc tăng cường các biện pháp hạn chế định lượng hay bất kỳ biện pháp nào khác để hạn chế nhập khẩu nhằm mục đích ngăn chặn nguy cơ hoặc chấm dứt sự giảm sút nghiêm trọng dự trữ tiền tệ của mình, có thể được làm việc đó theo phương cách bảo đảm các giá trị của các ưu đãi đã được thoả thuận, không làm phương hại đến các nghĩa vụ quốc tế hiện có. Tuy nhiên, phải lên chương trình, kế hoạch rõ ràng, không được lợi dụng tình hình để trục lợi cho quốc gia, trái với quy định của hiệp định, gây mất công bằng với các quốc gia khác. Và thông báo đến Hội đồng cấp Bộ trưởng và đồng thời sẽ là một chính sách hiệu quả cho các quốc gia khác tham khảo ý kiến đối với các biện pháp đó.

Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:

Exit mobile version