Site icon Sao Tử Vi

Giấy phép kinh doanh là gì? Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh luôn được biết đến là một trong những yếu tố bắt buộc để bắt đầu hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ về vai trò cũng như quy định sử dụng của loại giấy tờ này. Trong bài viết này, Sao tử vi.vn sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này. 

1. Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là một trong những loại giấy tờ được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Giấy phép kinh doanh thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không hẳn là giấy phép kinh doanh. Bởi trên thực tế, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là việc cá nhân, tổ chức đi đăng ký còn giấy phép kinh doanh là việc cá nhân, tổ chức đi xin phép. 

Theo Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và đảm bảo duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. 

Giấy phép kinh doanh được sử dụng để quản lý các công việc kinh doanh của cơ sở kinh doanh. Nhà nước buộc các cơ sở này phải hoàn thành thủ tục hành chính là đăng ký giấy phép kinh doanh. Khi đã đăng ký và đủ điều kiện được cấp giấy phép thì hình thức kinh doanh đó mới được xem là hợp pháp. 

2. Vai trò của giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp

Giấy phép kinh doanh cũng đóng vai trò như bằng chứng pháp lý, chứng minh quyền hoạt động của doanh nghiệp trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Khi này, loại giấy tờ này là cơ sở hoạt động và là điều kiện cần thiết khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. 

Điều này sẽ giúp tạo được lợi thế cho doanh nghiệp để có sự tin tưởng của khách hàng, sự cho phép của nhà nước. Hoạt động của doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh sẽ được pháp luật cho phép và bảo vệ.

Doanh nghiệp sẽ có quyền xuất các loại hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn xuất khẩu và các loại hóa đơn thông dụng khác theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BCT. Doanh nghiệp cũng sẽ có quyền xuất hóa đơn đỏ – Hóa đơn dành cho các đối tượng khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ đối với các hoạt động mua bán nội địa, vận tải và xuất khẩu. 

Đặc biệt, khi có Giấy phép kinh doanh, ngoài việc được khẳng định quyền kinh doanh hợp pháp, doanh nghiệp còn được hưởng nhiều ưu đãi từ Chính phủ như: vay vốn, khấu trừ thuế cũng như hỗ trợ khác từ phía Nhà nước. 

3. Đối tượng cần cấp Giấy phép kinh doanh

3.1 Công ty trong nước kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Giấy phép kinh doanh là yếu tố cần thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Một số nhóm ngành kinh doanh có điều kiện có thể kể đến như:

3.2 Kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài

Theo Khoản 1 Điều 5 NĐ 09/2018/NĐ-CP quy định về việc Giấy phép kinh doanh sẽ được cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài đối với các hoạt động kinh doanh sau:

3.3 Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh

Doanh nghiệp trong nước

Đối với doanh nghiệp trong nước, điều kiện cơ bản để cấp giấy phép kinh doanh thường bao gồm:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Theo Điều 9 NĐ 09/2018/NĐ-CP, điều kiện cấp giấy phép kinh doanh như sau:

* Nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Đối với trường hợp doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cần đáp ứng các điều kiện:

* Nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Trong trường hợp này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần đáp ứng đủ điều kiện và tiêu chí:

1. Điều kiện:

2. Tiêu chí:

Lưu ý:

4. Hồ sơ và thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

4.1 Hồ sơ đăng ký kinh doanh

* Hồ sơ đăng ký kinh doanh doanh nghiệp tư nhân

* Hồ sơ đăng ký kinh doanh công ty hợp danh

* Hồ sơ đăng ký kinh doanh công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần

Bản sao các loại giấy tờ:

* Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH 1 thành viên

* Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể

4.2 Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy phạm pháp luật liên quan:

4.3 Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

4.4 Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu? Giấy phép đăng ký kinh doanh do ai cấp?

Cơ quan thẩm quyền chuyên ngành cụ thể thường sẽ là đơn vị cấp giấy phép con cho những ngành nghề có điều kiện. Việc quản lý đăng ký kinh doanh sẽ có nhiều cơ quan và cấp thẩm quyền khác nhau bởi loại hình và chủ thể có nhiều loại khác nhau. 

Tuy nhiên, mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ chịu sự quản lý của một cơ quan riêng, thuộc về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền mà Chính phủ quy định. 

4.5 Thời gian cấp giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh là giấy phép có điều kiện nên thủ tục này sẽ tương đối dài ngày. Nếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 3 ngày làm việc thì tùy từng loại giấy phép mà thời gian cấp giấy sẽ khác nhau. 

4.6 Ngành nghề đăng ký giấy phép kinh doanh

Pháp luật hạn chế cá nhân đăng ký sản xuất kinh doanh đối với những ngành nghề có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Hoặc những ngành cần được kiểm duyệt chặt chẽ trong quá trình sản xuất kinh doanh. 

Để biết được ngành nghề kinh doanh của mình có thuộc nhóm ngành nghề hạn chế sản xuất kinh doanh hay không, pháp luật ban hành Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Chủ thể khi kinh doanh lĩnh vực này cần đáp ứng một hoặc một số điều kiện nhất định theo quy định của Pháp luật để được phép thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh thực tế.

Cá nhân, tổ chức được phép tự do thực hiện việc xin giấy phép kinh doanh theo đúng quy định pháp luật. Khi này, hồ sơ cần chuẩn bị tương ứng với loại hình Doanh nghiệp mà chủ thể lựa chọn. 

Tùy chủ trương, chính sách của từng tỉnh, thành mà các ngành nghề có những cam kết riêng khi đăng ký kinh doanh. 

4.7 Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh

Chi phí xin cấp giấy phép kinh doanh

Các loại giấy phép kinh doanh cho ngành nghề có điều kiện phải mất chi phí thẩm định, bao gồm thẩm định hồ sơ và thẩm định cho cơ sở. Ngoài ra, có thể phát sinh chi phí mềm, chi phí đi lại cho đoàn thẩm định. 

Chi phí đăng ký thành lập doanh nghiệp

Chi phí đăng ký thành lập Hộ kinh doanh

Trên đây là những yếu tố quan trọng mà Sao tử vi muốn chia sẻ với bạn về Giấy phép kinh doanh là gì cũng như quy trình, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp.

Xem thêm: 

Exit mobile version