Site icon Sao Tử Vi

Bản vẽ chi tiết là gì? Nội dung của bản vẽ chi tiết?

Trong lĩnh vực kĩ thuật và sản xuất, bản vẽ chi tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng, đây là phương tiện truyền đạt và cung cấp thông tin một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác, đảm bảo chất lượng và tiến độ của sản phẩm. Vậy có thể hiểu bản vẽ chi tiết là gì? Và nội dung của bản vẽ chi tiết gồm những gì?

1. Bản vẽ chi tiết là gì? 

Pháp luật hiện nay chưa có bất kỳ điều luật nào đưa ra khái niệm cụ thể về bản vẽ chi tiết. Trên thực tế, bản vẽ chi tiết là loại bản vẽ thể hiện đầy đủ, chi tiết hình dạng, kích thước và yêu cầu kỹ thuật của một sản phẩm hoặc một công trình xây dựng. Bản vẽ chi tiết cũng được xem là tài liệu kĩ thuật quan trọng được sử dụng trong quá trình sản xuất, chế tạo để cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến sản phẩm. Sau khi đọc bản vẽ chi tiết, chủ đầu tư có thể hình dung một cách rõ nét và nắm bắt được các thông tin liên quan đến: hình dạng, vật liệu, kích thước, vị trí, bề mặt, tính năng kỹ thuật và các yêu cầu khác liên quan đến sản phẩm.

Bản vẽ chi tiết thông thường được sử dụng để định hướng cho các kĩ thuật viên, kỹ sư cơ khí trong quá trình sản xuất, nhà thiết kế, chủ đầu tư và những cá nhân khác có liên quan trong quá trình sản xuất, lắp ráp, sửa chữa sản phẩm. Bản vẽ chi tiết cũng có thể được sử dụng để đảm bảo tính chính xác, đồng bộ của các bộ phận cũng như đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc trong quá trình chế tạo ra sản phẩm. Thông thường, bản vẽ chi tiết có thể được tạo ra bằng cách vẽ trực tiếp lên giấy hoặc được tạo ra từ phần mềm vẽ CNC. Bản vẽ chi tiết được lập một cách tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác để đảm bảo sản phẩm cuối cùng được lắp đặt, sản xuất đúng cách, nhanh chóng và hiệu quả.

Vì vậy, có thể đưa ra khái niệm về bản vẽ chi tiết như sau: Bản vẽ chi tiết (hay còn được gọi là Detail drawing) là một loại bản vẽ kĩ thuật, thể hiện các phần của công trình, sản phẩm, thường được phóng to để dễ dàng quan sát, trong đó bao gồm các thông tin đặc trưng liên quan đến sản phẩm như: hình dáng, cấu tạo, cách lắp ráp, vị trí, bề mặt, tính năng, kích thước và một số yêu cầu liên quan khác.

2. Nội dung của bản vẽ chi tiết:

Nội dung trên bản vẽ chi tiết sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng của sản phẩm và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm trong quá trình sản xuất. Thông thường, một bản vẽ chi tiết sẽ bao gồm một số nội dung cơ bản như sau:

(1) Các hình biểu diễn. Hình biểu diễn trên bản vẽ chi tiết có thể được thể hiện theo phương:

Trong một số trường hợp, bản vẽ chi tiết còn có thể kèm theo hình chiếu thiết kế hai chiều (2D), hình chiếu thiết kế ba chiều (3D) để giúp cho người đọc dễ dàng nhận biết, chi tiết hóa các hình khối, thể hiện rõ mặt cắt và hình cách. Tùy thuộc vào đặc điểm nhận dạng và tùy thuộc vào cấu tạo của từng chi tiết khác nhau, người vẽ có thể chọn hình biểu diễn sao cho phù hợp với số lượng, tuy nhiên vẫn thể hiện đầy đủ hình dạng và cấu tạo chi tiết của bộ phận. 

(2) Khung tên, bản vẽ. Khung tên trong bản vẽ chi tiết bao gồm: tên gọi tiêu chuẩn, vật liệu ra công, số lượng nguyên vật liệu, số lượng cần chế tạo, dung sai hình học, tỷ lệ bản vẽ so với sản phẩm thực tế, tên cơ sở thiết kế, tên nhà thiết kế và một số thông tin cơ bản khác. Khung tên thông thường sẽ nằm dọc theo cạnh của khung, được đặt ở góc phía dưới bên phải bản vẽ chi tiết. 

(3) Kích thước. Kích thước trong bản vẽ chi tiết được thể hiện đầy đủ, chính xác, phù hợp với độ lớn của từng bộ phận, sử dụng trong quá trình chế tạo và kiểm tra sản phẩm. Kích thước bao gồm kích thước chung và kích thước của từng chi tiết, kích thước lắp ghép giữa các chi tiết và kích thước khoảng cách giữa các chi tiết.

(4) Yêu cầu kỹ thuật. Trong đó bao gồm: Yêu cầu về gia công và yêu cầu xử lý bề mặt, như: giá trị độ nhẵn bề mặt công trình, dung sai kích thước cho phép, dung sai hình học, các yêu cầu về nguyên liệu, chỉ dẫn, ghi chú về gia công, kiểm tra, điều chỉnh … Trong quá trình lập yêu cầu kỹ thuật này, đòi hỏi những người lập yêu cầu phải là những cá nhân có kiến thức cơ bản thì mới có thể hiểu hết được ý nghĩa của từng ký hiệu.

Như vậy, bản vẽ chi tiết được thể hiện qua các nội dung như sau:

3. Bản vẽ chi tiết được sử dụng để làm gì?

Trên thực tế, bản vẽ chi tiết thông thường được sử dụng để thực hiện các công việc sau:

Tuy nhiên, nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, hiện nay vẫn chưa có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra công dụng của bản vẽ chi tiết.

Đồng thời, cần phải lưu ý thêm về quy trình, thủ tục đọc bản vẽ chi tiết. Bản vẽ chi tiết cần phải được đọc trong một quy trình rõ ràng, có thể tham khảo các bước sau đây:

Tóm lại, bản vẽ chi tiết được xem là một công cụ quan trọng trong kĩ thuật, bản vẽ chi tiết giúp người chế tạo hiểu rõ về cấu trúc, kích thước, hình dạng, chất liệu, nguyên liệu và các yêu cầu khác của sản phẩm. Bản vẽ chi tiết cũng được xem là “ngôn ngữ giao tiếp chuyên ngành” giữa các kỹ sư, kỹ thuật viên và các nhà sản xuất. Bản vẽ này giúp đảm bảo tính chính xác, đồng bộ, thống nhất trong quá trình thiết kế, kiểm tra, chế tạo và lắp ráp sản phẩm.

Vì vậy, bản vẽ chi tiết có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng, hiểu đơn giản thì bản vẽ này là giấy tờ kết nối giữa ý tưởng đến sản phẩm thực tế, bản vẽ chi tiết sai thì dẫn đến sản phẩm sai, bản vẽ chi tiết đúng thì sản phẩm được tạo ra đúng. Vì thế bản vẽ chi tiết là một công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Exit mobile version